Những tay vợt nổi tiếng Bóng_bàn

Một bảng những tay vợt nổi tiếng đã có ở trang web của ITTF (Lưu ý: thắng Grand Slam là thắng huy chương vàng Thế vận hội, trở thành vô địch thế giới và đoạt Cúp Thế giới - Hiện nay trên thế giới có mười người đạt danh hiệu Grand Slam).

  • A. K. Vint (Anh)
  • Angelica Rozeanu (România), vô địch thế giới 6 lần liên tiếp từ 1950-1955
  • Anna Sipos (Hungary)
  • Bettine Vriesekoop (Hà Lan), vô địch châu Âu 1982 và 1992
  • Bohumil Vana (Tiệp Khắc)
  • Cao Yanhua (Trung Hoa)
  • Trang Trí Uyên (Đài Loan)
  • Đặng Á Bình (Trung Quốc), tay vợt nữ đầu tiên đoạt Grand Slam.
  • Trần Cảnh Được (Việt Nam Cộng hòa)
  • Desmond Douglas (Anh), tay vợt công nổi tiếng với những cú đập
  • Ella Zeller (România)
  • Ferenc Sido (Hungary)
  • Frantisek Tokar (Tiệp Khắc)
  • Eguchi Fujie (Nhật Bản)
  • Fukuhara Ai(Nhật Bản)
  • Ge Xinai (Trung Quốc)
  • Gizi Farkas (Hungary)
  • Guo Yuehua (Trung Quốc)
  • H. Roy Evans (Wales)
  • Ogimura Ichiro (Nhật Bản)
  • Ivan Andreadis (Tiệp Khắc)
  • Ivor Montagu (Anh)
  • Jan-Ove Waldner (Thuỵ Điển), thắng grand slam đầu tiên năm 1992, vô địch thế giới 1997 và 1989, á quân thế giới 1987 và 1991, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 1992 tại Barcelona, huy chương bạc Thế vận hội 2000 tại Sydney, đứng vị trí thứ 4 Thế vận hội 2004 tại Athena (đánh bại Mã Lâm và Timo Boll), đoạt Cúp Thế giới 1990
  • Jean-Philippe Gatien (Pháp), huy chương bạc đơn nam Thế vận hội 1992, vô địch thế giới 1993
  • Jean-Michel Saive (Bỉ), á quân thế giới 1993, 12 tay vợt mạnh nhất châu Âu 1994, vô địch châu Âu 1994, á quân thế giới 1994
  • Jörgen Persson (Thuỵ Điển), vô địch thế giới 1991
  • Joo Se Hyuk (Hàn Quốc), á quân thế giới 2003
  • Kalinikos Kreanga (Hy Lạp)
  • Khổng Lệnh Huy (Trung Quốc), (Kong Linghui), tay vợt nam thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002; Khổng Lệnh Huy có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.
  • Jiang Jialiang (Trung Quốc)
  • Jimmy McClure (Hoa Kỳ)
  • Johnny Leach (Anh)
  • Matzusaki Kimiyo (Nhật Bản)
  • Ladislav Stipek (Tiệp Khắc)
  • Laszlo Bellak (Hungary)
  • Lưu Quốc Lượng (Trung Quốc), (Liu Guoliang) tay vợt nam thứ hai thắng Grand Slam năm 1999, vô địch thế giới 1999, huy chương vàng đôi và đơn Thế vận hội 1996
  • Maria Mednyanszky (Hungary)
  • Marie Kettnerova (Tiệp Khắc)
  • Matthew Syed (Anh), một chuyên gia về phòng thủ, 3 lần vô địch Commonwealth Gamesi
  • Mã Lâm (Trung Quốc), (Ma Lin), á quân thế giới 1999 và 2005, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 2004, Cúp Thế giơí trong các năm 2000, 2003, 2004 và 2006. Người duy nhất giành nhiều hơn 2 cup đơn thế giới (4 cup).
  • Michael Maze (Đan Mạch), hạng 3 thế giới 2005, huy chương đồng đôi nam Thế vận hội 2004, thắng Euro Top 12 năm 2004
  • Miklos Szabados (Hungary)
  • Hasegawa Nobuhiko (Nhật Bản)
  • Peter Karlsson (Thuỵ Điển)
  • Richard Bergmann (Áo)
  • Stephen Kelen (Hungary)
  • Timo Boll (Đức), vô địch thế giới 2002 và 2005, thắng Euro Top 12 2002 và 2003, vô địch châu Âu 2002
  • Vladimir Samsonov (Belarus), 3 lần vô địch châu Âu, 2 lần vô địch thế giới, 3 lần thắng Euro Top 12
  • Toshiaki Tanaka (Nhật Bản)
  • Vera Votrubcova (Tiệp Khắc)
  • Victor Barna (HungaryAnh), 5 lần vô địch đơn và 7 lần vô địch đôi vào thập niên 1930
  • Vương Lệ Cần (Trung Quốc), (Wang Liqin), vô địch thế giới 2001 và 2005, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương đồng Thế vận hội 2004, á quân Cúp Thế giới 2001
  • Vương Nam (Trung Quốc), tay vợt nữ thứ hai đoạt Grand Slam.
  • Vương Hạo (Trung Hoa), vua "về nhì" với 3 lần về nhì tại Olympic, 3 lần về nhì tại Men's World Cups.
  • Werner Schlager (Áo), vô địch thế giới 2003, hạng 3 thế giới 1999, á quân Cúp Thế giới 1999, vô địch châu Âu 2000
  • Zhang Xielin (Trung Hoa)
  • Trương Di Ninh (Trung Quốc), tay vợt duy nhất giành được hai Grand Slam bóng bàn.
  • Zoltan Mechlovitz (Hungary)
  • Zoran Primorac (Croatia), vô địch thế giới 1993 và 1997, á quân châu Âu 1998 và 2000
  • Trương Kế Khoa (Trung Quốc), đoạt Grand Slam bóng bàn nhanh nhất lịch sử.
  • Mã Long (Trung Quốc), tay vợt nam thứ năm đạt Grand Slam bóng bàn.
  • Đinh Ninh (Trung Quốc), tay vợt nữ thứ năm giành Grand Slam.
  • Lý Hiểu Hà (Trung Quốc), tay vợt nữ thứ tư giành Grand Slam.
  • Ryu Seung Min (Hàn Quốc), huy chương vàng đơn nam thế vận hội 2004.

Liên quan

Bóng bàn Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đội nam Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đội nữ Bóng bàn tại Thế vận hội Mùa hè 2016 – Đơn nam Bóng bàn tại Thế vận hội Mùa hè 2016 - Đơn nữ Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 - Đồng đội nữ Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đôi nam nữ Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đơn nam Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đơn nữ Bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đôi nam